Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Xuân Du - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ

Đăng lúc: 00:00:00 03/10/2023 (GMT+7)
100%
Print

5 khuyến cáo về bệnh đau mắt đỏ

TRUNG TÂM Y TẾ NHƯ THANH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG DÂN SỐ & TTGDSK Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÀI TUYÊN TRUYỀN 5 KHUYẾN CÁO CẦN BIẾT ĐỂ PHÒNG CHỐNG ĐAU MẮT ĐỎ Kính thưa toàn thể nhân dân! Trong một tháng trở lại đây, tại nhiều địa phương, số ca mắc đau mắt đỏ tăng cao. Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, ngành Y tế đã đưa ra 5 khuyến cáo người dân cần biết thực hiện. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh. Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh. Không tự điều trị đau mắt đỏ Đau mắt đỏ không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng như trầy xước giác mạc, thậm chí mất thị lực. Bệnh khởi phát 3 - 7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây, triệu chứng là xung huyết kết mạc (đỏ mắt), kích thích chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn xanh - vàng. Đặc biệt, ở trẻ em, bệnh nguy cơ xuất hiện giả mạc là một lớp màng trắng, mỏng phủ lên trên kết mạc gây chảy máu, khiến bệnh lâu khỏi hoặc gây tổn thương giác mạc. Một số ít trường hợp có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét, ảnh hưởng thị lực lâu dài của trẻ. "Thông thường, đau mắt đỏ sẽ khỏi sau 5 - 7 ngày điều trị. Tuy nhiên năm nay, nhiều trường hợp bị nặng hơn ở thể viêm kết giác mạc phải điều trị từ 10 - 20 ngày. Có những bệnh nhân tự mua thuốc điều trị dẫn đến loét giác mạc, tăng nhãn áp, thậm chí sẹo giác mạc làm suy giảm thị lực" . Đau mắt đỏ dễ lây qua tiếp xúc, lây qua đường tay - mắt: Tay bệnh nhân chạm vào mắt, nhiễm mầm bệnh, rồi tay chạm vào các vật dụng khác làm vương vãi mầm bệnh... Do đó, khi bị đau mắt đỏ nên cách ly tương đối và tránh ngủ chung với người bệnh. Virus gây bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây mạnh nhất khi xuất hiện các triệu chứng toàn phát ở thời điểm mắc, từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7, nhưng 3 ngày đầu mới mắc (trong giai đoạn ủ bệnh) và 3 ngày sau khỏi vẫn có khả năng lây, do đó tổng thời gian nguy cơ làm lây lan sang người khác khoảng 2 tuần. Trẻ em mắc bệnh nên nghỉ học, vì đến lớp rất dễ lây nhiễm cho các bạn. Đau mắt đỏ ở trẻ em thường xảy ra vào thời điểm chuyển giao mùa, lúc cơ thể của bé khá nhạy cảm nên dễ chịu sự tác động và tấn công bởi vi khuẩn bên ngoài. Việc chẩn đoán sớm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhất định có thể giúp hạn chế bệnh phát tán. Thời gian miễn dịch với virus đau mắt đỏ sau mắc bệnh kéo dài trong 2 tháng nên đã mắc bệnh cũng có thể tái mắc trong một vụ dịch. 5 khuyến cáo cần biết để phòng chống đau mắt đỏ Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, ngành Y tế đã đưa ra 5 khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau: 1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang… 2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường. 3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh. 4. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ. 5. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế./. Cảm ơn sự theo dõi quan tâm của quý vị và các bạn!

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289