Thực hiện Nghị Quyết 04 của ban bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa
Đăng lúc: 00:00:00 09/05/2024 (GMT+7)
Trước tình hình thực phẩm không đảm bảo an toàn đang là vấn đề bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng và lâu dài ảnh hưởng đến giống nòi. Ngày 18/8/2016, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị Quyết số 04-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Mục tiêu của Nghị Quyết là: Phấn đấu đến năm 2020, các loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày như: Gạo; rau, củ, quả; thịt gia súc, gia cầm; thủy sản; thực phẩm chế biến ăn ngay; rượu, bia, nước giải khát, nước uống đóng chai, nước sinh hoạt được kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu: Sản xuất, bảo quản, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, sử dụng trên địa bàn tỉnh và cơ bản đảm bảo VSATTP. Các chợ, cửa hàng kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể đáp ứng quy định về ATTP, 90% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí ATTP .v.v. là những mục tiêu hết sức nặng nề, đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn của toàn Đảng bộ, các cơ quan, ban ngành và sự đồng lòng thực hiện của mọi người dân. Nghị Quyết đã nêu rõ: Trách nhiệm đảm bảo vệ sinh an toàn an toàn thực phẩm là của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị quản lý; là trách nhiệm, quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân; có như vậy mới nhanh chóng ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất VSATTP, xây dựng thương hiệu các sản phẩm thực phẩm của tỉnh, kích cầu tiêu dùng, phát triển các dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Hội nghị đã đồng tình, thống nhất rất cao với 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết đã nêu. Trong đó Nghị quyết cũng như Chương trình hành động của UBND tỉnh đã đưa ra một số giải pháp, nhiệm vụ và chương trình có tính chất đột phá, có ý nghĩa then chốt, tháo gỡ những bất cập trong thời gian qua, như: - Kiện toàn, thành lập Ban chỉ đạo các cấp trong đó Chủ tịch UBND trực tiếp làm trưởng ban. Giải pháp này nêu bật, khẳng định trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp, đồng thời đảm bảo tính quyết định kịp thời, nhanh chóng của chính quyền trước các vấn đề có tính liên ngành, tính thời sự rất cao của công tác ATTP. - Thành lập văn phòng điều phối cấp tỉnh, cấp huyện. Với sự ra đời của văn phòng điều phối sẽ tháo gỡ được việc quản lý phân tán, cắt khúc đang tồn tại hiện nay; góp phần kết nối, điều phối công tác phối hợp hoạt động liên ngành; hệ thống tập trung một đầu mối triển khai nhiệm vụ, theo dõi, tổng hợp, báo cáo đánh giá, đồng thời văn phòng điều phối sẽ tham mưu trực tiếp, nhanh chóng cho Chủ tịch UBND và Ban chỉ đạo giải quyết các nhiệm vụ thường xuyên cũng như đột xuất về ATTP. - Một số giải pháp khác như việc thành lập tổ tự quản giám sát cộng đồng ở tuyến xã, kiện toàn, thành lập ban nông nghiệp xã và thực hiện công tác xác nhận nguồn gốc, xuất xứ cho các sản phẩm, nguyên liệu thực phẩm được sản xuất tại địa phương. Đây là một trong những khâu đột phá góp phần quản lý tốt an toàn thực phẩm trong các chợ truyền thống, giúp giải quyết được công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm, xác định trách nhiệm khi có các sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra. - Giải pháp đưa tiêu chí ATTP vào trở thành một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiêu chí xây dựng khu dân cư văn hóa, tuyến phố văn minh là góp phần hiện thực hóa Nghị quyết, đưa Nghị quyết đi vào đời sống, đến từng nhà, từng người dân, cùng với việc huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, chắc chắn sẽ mang lại những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của nhà quản lý, của người sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là đông đảo tầng lớp nhân dân. Sự ra đời của Nghị quyết số số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, đã thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tạo ra một luồng gió mới, sự chuyển mình của tất cả các cấp, các ngành và cộng đồng tham gia vào công tác đảm bảo ATTP. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh, đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thực phẩm an toàn, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh trong nước và Quốc tế. Nhằm cụ thể hóa thực hiện các mục tiêu trong Nghị quyết đồng thời để đưa Nghị quyết vào cuộc sống , UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành 03 văn bản về công tác bảo đảm An toàn thực phẩm: Ban hành Quyết định số 3571/QĐ-UBND ngày 14/9/2016 về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Ban hành Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 6/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Ban hành Chương trình phối hợp vận động và giám sát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm giai đoạn 2016-2020 số 110/CTrPH/UBND/MTTQ ngày 21/7/2016 UBND tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289
02373.742.289