Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Xuân Du - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

Hội nghị trực tuyến về đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở trường học

Đăng lúc: 00:00:00 02/11/2023 (GMT+7)
100%
Print

Chiều ngày 02 tháng 11 năm 2023 hội nghị trực tuyến toàn quốc về đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trường học

BÁO CÁO TRUNG TÂM HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐỐI VỚI HỌC SINH (ngày 02 tháng 11 năm 2023) Bộ Công an báo cáo tình hình, kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho học sinh từ đầu năm 2023 đến nay và phương hướng, nhiệm vụ tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh trong thời gian tới, như sau: I. TÌNH HÌNH TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG LIÊN QUAN HỌC SINH 1. Tai nạn giao thông - Từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/10/2023, TNGT liên quan đến học sinh (độ tuổi từ 6-18 tuổi) xảy ra 881 vụ (chiếm 8,96% số vụ TNGT toàn quốc), làm chết 490 người (chiếm 8,91% số người chết toàn quốc), bị thương 827 người (chiếm 11,86% số người bị thương toàn quốc). So với cùng kỳ năm 2022, tăng 08 vụ (+0,92%), giảm 33 người chết (-6,31%), giảm 34 người bị thương (-3,95%). Trong đó có 737 vụ do thiếu niên, học sinh dưới 18 tuổi đi bộ, trực tiếp điều khiển phương tiện liên quan trong vụ TNGT, làm chết 378 người, bị thương 658 người. - Phân tích 737 vụ do thiếu niên, học sinh dưới 18 tuổi là người đi bộ, người điều khiển phương tiện liên quan trong vụ TNGT: + Về phân loại: TNGT gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: Xảy ra 02 vụ (0,27%), làm chết 06 người, bị thương 03 người (tại Hà Giang và Lào Cai). TNGT rất nghiêm trọng xảy ra 25 vụ (3,39%), làm chết 50 người, bị thương 10 người (Gia Lai 04 vụ, Tiền Giang 03 vụ; Hà Nội, Phú Thọ, Long An mỗi địa phương 02 vụ; Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Ninh Bình, Đồng Tháp, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Đắk Nông, Bình Phước, Cà Mau, Bình Định, Bắc Kạn mỗi địa phương 01 vụ). TNGT nghiêm trọng xảy ra 322 vụ (43,69%), làm chết 322 người, bị thương 131 người; ít nghiêm trọng và va chạm giao thông xảy ra 388 vụ (52,65%), làm bị thương 514 người. + Về thời gian xảy ra TNGT: Từ 0-6h (chiếm 6,17%), từ 6-12h (chiếm 21,97%), từ 12-18h (chiếm 31,61%), từ 18-24h (chiếm 40,25%); các ngày trong tuần: Thứ 2 (chiếm 14,46%), thứ 3 (chiếm 13,23%), thứ 4 (chiếm 12,89%), thứ 5 (chiếm 13,23%), thứ 6 (chiếm 13,12%), thứ 7 (chiếm 16,37%), chủ nhật (chiếm 16,70%). + Về tuyến đường xảy ra TNGT: Quốc lộ (chiếm 27,54%), đường tỉnh (chiếm 21,71%), đường huyện (chiếm 29,04%), đường xã (chiếm 13,43%), các tuyến đường khác (chiếm 8,28%). + Về phương tiện điều khiển liên quan trong vụ TNGT: Xe mô tô trên 175cm3 (chiếm 0,44%), xe mô tô từ 50-175cm3 (chiếm 71,31%), xe hai bánh dưới 50cm3 (chiếm 15,93%), xe đạp (chiếm 4,88%), xe đạp điện (chiếm 4,09%), xe máy điện (chiếm 3,01%), xe ba bánh (chiếm 0,35%). + Về nguyên nhân xảy ra TNGT: Đi không đúng phần đường, làn đường, chiều đường quy định (chiếm 21,41%), không chú ý quan sát (chiếm 19,39%), chuyển hướng không đúng quy định (chiếm 11,77%), tránh vượt không đúng quy định (chiếm 7,06%), không nhường đường (chiếm 4,71%), không giữ khoảng cách an toàn (chiếm 3,36%), sử dụng rượu bia (chiếm 2,69%), vi phạm tốc độ (chiếm 2,69%), không chấp hành biển báo hiệu đường bộ (chiếm 3,14%), đi bộ qua đường không đúng quy định (chiếm 3,14%). Đang điều tra (chiếm 14,91%). 2. Tình hình liên quan đến TTATGT, TTXH - Xảy ra 03 vụ đua xe trái phép, tạm giữ 57 đối tượng trong lứa tuổi học sinh, 51 xe mô tô; 201 vụ tụ tập chạy xe phóng nhanh, lạng lách, đánh võng gây mất TTCC tạm giữ 395 đối tượng trong lứa tuổi học sinh, 537 mô tô. - Xảy ra 16 vụ chống người thi hành công vụ, làm bị thương 10 đồng chí, đã bắt giữ 16 đối tượng trong lứa tuổi học sinh bàn giao cho cơ quan điều tra xử lý. II. KẾT QUẢ 1. Công tác tham mưu chỉ đạo Trong thời gian qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quan tâm ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đối với công tác bảo đảm TTATGT, nổi bật là Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình mới; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường bộ trong tình hình mới; Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường thực hiện bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 – 2025; Quyết định số 2060/QĐ-TTG ngày 12/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045… Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, cấp uỷ đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội đã triển khai nhiều giải pháp, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong đó: (1) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: Hàng năm đã ban hành Kế hoạch Năm An toàn giao thông để chỉ đạo các bộ, ngành, đoàn thể là thành viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện, trong đó, lấy Tháng 9 hàng năm chỉ đạo triển khai “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường”; Ban hành Công điện số 256/CĐ-UBATGTQG ngày 07/6/2023 về việc tăng cường bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh. Trong đó, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân, kiêm Trưởng ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, thành phố tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng chức năng - nhà trường - gia đình trong việc quản lý và giáo dục học sinh nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật về TTATGT. (2) Bộ Công an: Đã tham mưu lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương chỉ đạo quan trọng trong công tác bảo đảm TTATGT; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo có Chương trình phối hợp số 11/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 19/10/2022 giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục & Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022 – 2025; chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ quyết liệt nhiều giải pháp, chủ động nắm tình hình, xây dựng, triển khai các kế hoạch, phương án bảo đảm TTATGT và phòng, chống ùn tắc giao thông phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, từng thời điểm; kết hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT nhằm nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông nhất là trong các dịp lễ, tết; đẩy mạnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT trên cả 03 lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy, tập trung xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như: Chạy quá tốc độ quy định; vi phạm về nồng độ cồn, ma túy; đi không đúng phần đường, làn đường; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy; học sinh sử dụng xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện vi phạm luật giao thông đường bộ…; bố trí lực lượng phối hợp với các lực lượng Cảnh sát khác và các lực lượng ngành giao thông, lực lượng tự quản về an toàn giao thông tại các địa bàn dân cư, lực lượng tình nguyện bảo đảm TTATGT để phân luồng, phòng ngừa, chống ùn tắc giao thông tại khu vực cửa ngõ các thành phố lớn, khu vực các trường học, nhất là trong ngày khai giảng năm học mới; tham gia bảo đảm an toàn cho các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự khai giảng trong năm học mới. Phối hợp kiểm tra, rà soát những bất hợp lý trong tổ chức giao thông, tập trung tại khu vực cổng trường học; các điểm xảy ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng, điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT để kiến nghị, khắc phục xử lý kịp thời; kiểm tra điều kiện an toàn đối với phương tiện chở khách ngang sông... tập trung kiểm tra trong thời gian trước, trong ngày khai giảng và trước thời điểm mưa, bão, lũ đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường trên phương tiện thủy. Đặc biệt, đã chỉ đạo Cảnh sát giao thông toàn quốc thực hiện tổng kiểm soát xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, trong đó, tập trung kiểm soát, xử lý xe ô tô chở khách không đảm bảo an toàn kỹ thuật, hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định để đưa, đón học sin Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các địa phương đã tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành các công điện, kế hoạch, công văn chỉ đạo về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong đó tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả “Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường - Tháng 9” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; làm tốt công tác điều tra cơ bản tại các cổng trường học, việc chấp hành của học sinh, sinh viên, đặc biệt là việc giao xe của phụ huynh cho học sinh, sinh viên chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện. Phân công lực lượng tăng cường tuần tra kiểm soát tại khu vực các trường học để xử lý nghiêm học sinh sử dụng xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện vi phạm Luật Giao thông đường bộ; kiểm soát, xử lý nghiêm phương tiện đường bộ, đường thủy vận chuyển đưa đón học sinh không đảm bảo an toàn kỹ thuật và không đủ các trang thiết bị an toàn cần thiết.. (3) Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành Kế hoạch số 209/KH-BGDĐT ngày 09/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chiến lược bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2030. Phối hợp tổ chức Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT năm học 2023-2024 tại Đồng Nai. Hoạt động tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố, thu hút được trên 20.000 học sinh, sinh viên tham dự. Xây dựng sổ tay an toàn giao thông khu vực trường học đã được thí điểm tại 6 trường học ở Hà Nội, Nghệ An và Sóc Trăng. Dựa trên kết quả đánh giá hạng sao trường học, 6 trường học đã đạt được 4 và 5 sao sau khi tiến hành cải tạo so với 1 và 2 sao trước khi cải tạo (1 sao: rất nguy hiểm và 5 sao: rất an toàn). Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trong các dịp lễ, tết, nhất là trong các dịp nghỉ hè; chỉ đạo các cơ sở giáo dục thông báo tới học sinh, sinh viên tham gia hưởng ứng Cuộc thi “Sáng kiến an toàn giao thông Việt Nam năm 2023” do Bộ Công an tổ chức. (4) Bộ Giao thông vận tải: ban hành Kế hoạch số 1090/KH-BGTVT ngày 09/2/2023 về “Hành động năm an toàn giao thông 2023” với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể các cơ quan đơn vị chủ trì và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm về an toàn giao thông. (5) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông tỉnh, các Sở, ban, ngành; các tổ chức chính trị - xã hội; UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn; trong đó có công tác bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh đến trường; chủ động tổ chức thực hiện các giải pháp khác nhằm góp phần ngăn chặn, phát huy tối đa, hiệu quả đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; gắn trách nhiệm đến từng cá nhân cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông thông qua các chương trình phối hợp với các doanh nghiệp, vận động hỗ trợ mũ bảo hiểm cho học sinh tham gia giao thông. Nhiều địa phương đã ban hành văn bản cấm cán bộ, đảng viên có ý kiến can thiệp vào việc xử phạt của lực lượng chức năng và có hình thức xử lý nghiêm đối với cán bộ, nhân viên vi phạm TTATGT; lấy việc chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên và là tiêu chí để thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Chỉ đạo các cấp chính quyền cơ sở, cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức phát động và xây dựng phong trào quần chúng nhân dân, nhất là xây dựng và nhân rộng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, “Văn hóa giao thông trong trường học”, “Trường học an toàn, thân thiện, chấp hành tốt luật giao thông”, “Cổng trường văn minh, văn hoá, an toàn”, Đội thanh niên tình nguyện, các “Đội cờ đỏ” tại khu vực cổng trường trong các giờ cao điểm, tạo thói quen chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông tại cổng trường cho học sinh. 2. Công tác tuyên truyền Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: Đã phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn lái xe mô tô an toàn cho học sinh, sinh viên tại các tỉnh, thành phố, trong đó, 9 tháng đầu năm 2023, đã tổ chức 458 hoạt động trên 61 tỉnh, thành phố, thu hút được 220.472 học sinh, sinh viên tham gia; tổ chức trao tặng 263.020 mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một và lớp hai năm học 2022 - 2023 tại 3 thành phố là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ; tổ chức cho học sinh toàn quốc tham gia Chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” dành cho học sinh tiểu học và Chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2022 - 2023. Bộ Công an: Phối hợp với nhà trường, gia đình tổ chức ký cam kết chấp hành quy định về an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông cho 8.616.217 học sinh, sinh viên và giáo viên; 3.956.761 phụ huynh ký cam kết không giao xe cho học sinh, sinh viên khi chưa đủ điều kiện điều khiển; tổ chức 5.575 đội thanh niên tình nguyện, các “Đội cờ đỏ” tại khu vực cổng trường trong các giờ cao điểm nhằm hướng dẫn giao thông tại cổng trường, tuyên truyền trực tiếp về các hành vi bị cấm khi tham gia giao thông, nhắc nhở các em học sinh và phụ huynh học sinh thực hiện đúng các quy định về an toàn giao thông. CSGT các địa phương đã tổ chức và phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật với 17.238 buổi tuyên truyền về TTATGT với 9.250.786 học sinh và 520.814 giáo viên tham dự; trao 74.885 mũ bảo hiểm cho học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia, Quỹ phòng chống thương vong châu Á, Công ty Honda Việt Nam tổ chức 458 buổi tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn lái xe mô tô an toàn cho 220.472 học sinh tại các tỉnh, thành phố tham gia; tổ chức trao tặng 263.020 mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một và lớp hai năm học 2022 - 2023 tại 3 thành phố là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ; tổ chức Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” dành cho 2.972.993 trẻ mầm non năm học 2022-2023; Chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” cho 3.600.000 học sinh tiểu học năm học 2022-2023 tham gia cuộc thi; Chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho 2.782.487 học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2022-2023 tham gia cuộc thi. Triển khai 03 chương trình: (1) Chương trình “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói”. Trong đó, tổ chức 18 buổi tập huấn trong cho 1.805 học sinh và sau tập huấn, các em đã báo cáo hơn 10.000 vị trí mà các em cảm thấy an toàn, không an toàn xung quanh trường học trên Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên; tổ chức 18 thảo luận nhóm với học sinh và 36 cuộc phỏng vấn sâu với giáo viên ở 18 trường dự án để thu thập ý kiến phản hồi người dùng về ứng dụng YEA. Nhóm đánh giá dự án đang thực hiện phân tích kết quả; phối hợp với Công ty Truyền thông phát triển một video âm nhạc Rap Việt để nâng cao nhận thức ATGT đường bộ cho học sinh. (2) Chương trình tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em: Quý 1/2023 tổ chức lễ phát động ngày hội an toàn giao thông và trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh của 3 trường THPT tại thành phố Hà Nội (THPT Phùng Khắc Khoan - Thạch Thất, THPT Tiền Phong - Mê Linh, THPT Bất Bạt - Ba Vì). Tổng số mũ đã trao tặng 4.675 mũ; thiết kế và in ấn tài liệu truyền thông, nâng cao nhận thức về an toàn giao thông, kiến thức về mũ bảo hiểm của học sinh và phụ huynh. Tổng số tài liệu 4.875 quyển được phân phát tới 03 trường dự án. (3) Chương trình “Đến trường an toàn” tổ chức hội thảo tập huấn giáo viên nâng cao (qua hình thức trực tuyến) cho giáo viên hai trường dự án (TH Nguyễn Viết Xuân và TH Tịnh Phong) tại Yên Bái với số lượng tham gia là 51 giáo viên; thiết kế và in ấn bộ tài liệu bổ trợ của dự án và gửi về các trường để hỗ trợ trong công tác giảng dạy an toàn giao thông tại nhà trường với 2 nội dung chính là: Đi bộ an toàn & Đội mũ bảo hiểm. Tổng số 3.349 cuốn cẩm nang an toàn giao thông và 6.698 tờ rơi tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm và đi bộ an toàn. Thực hiện Chương trình phối hợp số 11/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 19/10/2022 giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục & Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022 - 2025, các đơn vị thuộc Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện nghiêm túc . Kết quả: Từ khi triển khai chương trình phối hợp số 11/CTrPH-BCA-BGDĐT đến nay, lực lượng Công an trên toàn quốc đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT cho học sinh tại 18.790 cơ sở giáo dục với 9.197.272 học sinh tham gia (trong đó có 18 địa phương đã tổ chức tuyên truyền được nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn, gồm: Bắc Ninh, Bình Định, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Tĩnh, Hải Dương, TP HCM, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc); tổ chức ký cam kết chấp hành nghiêm pháp luật TTATGT đối với 18.330 cơ sở giáo dục và có 8.569.500 học sinh, phụ huynh thực hiện ký cam kết (có 22 địa phương tổ chức ký cam kết được nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn: An Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Bình Định, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Kom Tum, Lạng Sơn, Lào Cai, Lâm Đồng, Nam Định, Nghệ An, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc). Lực lượng Công an đã phối hợp với ngành giáo dục các cấp tham mưu tổ chức xây dựng 11.122 mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên toàn quốc, trong đó năm 2023 xây dựng mới có: 4.220 mô hình. Trong đó: 14 địa phương duy trì hoạt động nhiều mô hình “Cổng trường ATGT” trước khi có chương trình số 11/CTrPH-BCA-BGDĐT ban hành (gồm; An Giang, Bến tre, Hải Dương, Khánh Hòa, Long An, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Phúc). 4. Công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm TTATGT Lực lượng CSGT toàn quốc, 10 tháng đầu năm 2023 đã phát hiện, xử lý 64.446 trường hợp học sinh vi phạm TTATGT (chiếm 2,31% tổng xử lý vi phạm TTATGT toàn quốc), phạt tiền 39 tỷ 267 triệu đồng (chiếm 0,73% tổng số tiền phạt vi phạm TTATGT toàn quốc); tạm giữ 61.356 xe mô tô. Trong đó, chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy: 30.673 t/h (chiếm 47,59%). Xử lý một số hành vi vi phạm liên quan đến học sinh: Vi phạm về nồng độ cồn 2.835 t/h (chiếm 4,4 %); tốc độ 5.261 t/h (chiếm 8,16%); điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy 06 t/h (chiếm 0,01%); chở quá số người 1.656 t/h (chiếm 2,57%); không có giấy phép lái xe 4.755 t/h (chiếm 7,38%); không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, hiệu lệnh và hướng dẫn của người điều khiển giao thông 720 t/h (chiếm 1,12%); không đội mũ bảo hiểm 27.656 t/h (chiếm 42,9%); phương tiện vận chuyển đưa đón học sinh không đảm bảo an toàn kỹ thuật 85 t/h (chiếm 0,13%)... 5. Công tác phòng, chống ùn tắc giao thông và kiến nghị khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông khu vực trường học Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân phối hợp với ngành giao thông, lực lượng tự quản về an toàn giao thông tại các địa bàn dân cư, lực lượng tình nguyện bảo đảm TTATGT tham gia bảo đảm TTATGT, phòng, chống ùn tắc giao thông, điều tiết giao thông tại các khu vực gần các trường học và tuyến đường chính dẫn đến trường học. Tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông, phối hợp với đơn vị chức năng của ngành Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra điều kiện an toàn các công trình, kết cấu hạ tầng giao thông; rà soát hệ thống vạch sơn, biển báo hiệu giao thông, hộ lan, đèn tín hiệu, thiết bị cảnh báo phản quang, gờ giảm tốc tại các nút giao thông, đoạn đường có độ dốc cao, bán kính cong hẹp, tầm nhìn hạn chế, những vị trí mở đường dân sinh…; tổ chức đánh giá, khảo sát xác định các “điểm đen” về TNGT; những vị trí thường tập trung đông người dọc các tuyến giao thông tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông để có giải pháp khắc phục kịp thời, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông, bảo đảm TTATGT, nhất là tại các khu vực cổng trường học; phối hợp với ngành giao thông vận tải nghiên cứu, lắp đặt gờ giảm tốc tại khu vực các trường học. Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông nhằm bảo đảm an toàn giao thông, trong đó đặc biệt chú ý về công tác xử lý điểm đen, điểm mất an toàn giao thông, kết quả, 09 tháng đầu năm 2023 đã xử lý: (1) Điểm đen TNGT: Đã xử lý xong 13/43 điểm, đang thi công xử lý tại hiện trường 19/43 điểm; đang trình và xem xét phê duyệt Báo cáo Kinh tế-Kỹ thuật 03/43 điểm; đã cho phép chuẩn bị đầu tư 02/43 điểm; đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định để xử lý đối với 06/43 điểm. (2) Điểm tiềm ẩn TNGT: đã xử lý xong 15/74 điểm, đang thi công xử lý tại hiện trường 28/74 điểm; đang trình và xem xét phê duyệt Báo cáo Kinh tế-Kỹ thuật 01/43 điểm; đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định để xử lý đối với 30/74 điểm. III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 1. Ưu điểm: Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự cố gắng, nỗ lực của các bộ, ban, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng, công tác bảo đảm TTATGT nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần bảo bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; các cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến địa phương đã xác định công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho học sinh là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của Nhân dân, qua đó, công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh có nhiều chuyển biến tích cực; chính quyền các địa phương, các lực lượng tham gia bảo đảm TTATGT và các nhà trường đã cố gắng, khắc phục khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong công tác này. 2. Tồn tại, hạn chế (1) Tai nạn giao thông liên quan học sinh xảy ra nhiều hết sức lo ngại làm gần 500 em chết mỗi năm và hơn 800 em bị thương để lại những hậu quả nặng về đối với cá nhân các em, gia đình và xã hội, trong đó 10 địa phương xảy ra nhiều là: Địa phương Số vụ Chết Bị thương TP.Hồ Chí Minh 155 60 130 Gia Lai 48 41 30 Tiền Giang 28 24 20 Bình Phước 25 19 15 Hà Nội 46 19 59 Vĩnh Long 21 19 17 Bình Dương 31 17 36 Long An 18 16 9 An Giang 22 15 19 Bến Tre 13 12 3 (2) Tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao thông hiện nay ngày càng phổ biến và có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là hiện tượng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông đi học bằng phương tiện xe máy điện, xe máy, xe mô tô, không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự công cộng, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, kéo đẩy xe khác, sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện, đặc biệt là điều khiển phương tiện khi chưa có giấy phép lái xe đang diễn ra khá phổ biến, làm gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông. Qua số liệu cho thấy lỗi vi phạm học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chiếm 47,59% và hệ quả là tai nạn giao thông liên quan điều khiển xe trên 50 phân khối chiếm 71,31%. (3) Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa hiệu quả, nhiều học sinh chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông; nhiều phụ huynh, nhà trường chưa nhận thức được đầy đủ trách nhiệm trong công tác này. (4) Tổ chức giao thông tại khu vực cổng trường và trong trường học còn nhiều bất cập, nhất là các trường nằm trên các tuyến đường trục chính đô thị, đường quốc lộ, tỉnh lộ nơi có mật độ phương tiện nhiều và phương tiện giao thông cơ giới lưu thông với tốc độ lớn; một số cơ sở giáo dục chưa bố trí được điểm dành cho phụ huynh dừng, đỗ phương tiện chờ đón con, em dẫn đến tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây mất TTATGT tại khu vực trường học. 3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế 3.1. Nguyên nhân khách quan Phương tiện phù hợp với lứa tuổi học sinh điều khiển tăng nhanh, qua theo dõi số liệu đăng ký xe mô tô, xe gắn máy và xe máy điện thì trung bình mỗi năm số lượng phương tiện đăng ký mới tăng khoảng 0,3%, với nhiều chủng loại phương tiện đa dạng khác nhau, cụ thể: Số liệu đăng ký xe mô tô (có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên) hiện đang quản lý là 69.012.525 xe và đăng ký mới 10 tháng đầu năm 2023 là 1.959.508 xe (trung bình đăng ký năm 2022 so với năm 2021 tăng 0,29%). Số liệu đăng ký xe gắn máy hai bánh (có dung tích xi lanh dưới 50 cm3) hiện đang quản lý là 4.672.797 xe và đăng ký mới 10 tháng đầu năm 2023 là 213.129 xe (trung bình đăng ký năm 2022 so với năm 2021 tăng 0,33%). Số liệu đăng ký xe máy điện hiện đang quản lý 1.976.254 xe và đăng ký mới 10 tháng đầu năm 2023 là 155.346 (trung bình đăng ký năm 2022 so với năm 2021 tăng 0,46%). Hệ thống hạ tầng giao thông ở một số đô thị lớn đang ở trong tình trạng quá tải do số lượng phương tiện giao thông tăng nhanh hàng năm, mật độ phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường cao, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không theo kịp, chưa đáp ứng yêu cầu vận tải, đi lại của Nhân dân. Trong đó, hạ tầng giao thông tại khu vực trước các cổng trường còn nhiều bất cập; đường hẹp, lượng xe ra vào đông, vỉa hè không đủ chỗ khiến nhiều người phải đỗ xe tràn ra lòng đường, dẫn đến thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo an toàn cho học sinh. 3.2. Nguyên nhân chủ quan (1) Một số ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, vai trò của việc đảm bảo ATGT cho học sinh là xây dựng thế hệ công dân Việt Nam trong tương lai chấp hành tốt pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông, là bảo vệ nguồn lực tương lai cho đất nước. Do đó, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm, giải pháp đã được xác định và nhiệm vụ được phân công trong công tác bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh. (2) Việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để quản lý, giáo dục học sinh chấp hành pháp luật về TTATGT còn chưa hiệu quả, một bộ phận còn thiếu trách nhiệm dẫn đến khi học sinh ra khỏi nhà thì gia đình xem là việc của xã hội, của nhà trường; khi học sinh ra khỏi trường thì nhà trường xem là việc của xã hội, của gia đình. (3) Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn chung chung, hình thức chưa thực sự tác động hiệu quả đến đối tượng đặc thù là học sinh. Một số nội dung triển khai trong trường học còn mang tính hình thức, nhất là việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện ký cam kết giữa nhà trường với phụ huynh học sinh còn hạn chế; nội dung về an toàn giao thông chưa được đưa vào các cuộc họp phụ huynh... Nhiều nhà trường buông lỏng quản lý, nhất là trong việc tổ chức trông giữ xe cho các cháu; thiếu nghiêm túc trong xử lý các trường hợp vi phạm coi như không phải trách nhiệm của nhà trường, của giáo viên chủ nhiệm. (4) Công tác giáo dục an toàn giao thông đã được các cơ sở giáo dục lồng ghép vào trong chương trình chính khóa nhưng chưa có khung chương trình chuẩn cho từng cấp học; các nội dung học về an toàn giao thông chưa được thể hiện rõ nét trong nội dung thi và kiểm tra đánh giá, dẫn tới tình trạng học nhưng không thi do đó các nội dung này cũng chưa được học sinh và phụ huynh quan tâm; những tài liệu giáo dục an toàn giao thông ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm theo chưa nhiều, dẫn đến học sinh chưa ghi nhớ thành kiến thức lâu dài; các nội dung giảng dạy trong trường học cơ bản giới hạn ở phần lý thuyết, khối lượng thực hành còn hạn chế, do các trường không có đủ điều kiện để thực hiện; phần thực hành kỹ năng tham gia giao thông và điều khiển các phương tiện của học sinh chủ yếu phụ thuộc vào việc quan tâm giảng dạy của cha mẹ học sinh, người giám hộ, trong khi đó một số gia đình chưa quan tâm, còn phó mặc cho con em mình tự tìm hiểu, tự thực hành dẫn tới thiếu kỹ năng thực hành. (5) Một bộ phận phụ huynh, người giám hộ còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong quản lý con cái (qua thống kê, hơn 71% vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh là do điều khiển xe mô tô trên 50 phân khối, đây là hệ quả của việc cha mẹ giao xe cho học sinh điều khiển không đúng quy định); chưa nêu gương trong chấp hành nghiêm các quy định về TTATGT khi tham gia giao thông, nhất là trong khi chở con em mình trên xe (như: Chở trẻ em không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, sử dụng rượu bia khi lái xe...) dẫn tới làm ảnh hưởng tiêu cực tới ý thức và hành vi của các em. (6) Việc tổ chức giao thông tại khu vực các cổng trường học hiện nay đang có nhiều vấn đề đặt ra: ùn tắc giao thông vào giờ đến trường, tan học; nhiều trường học có vị trí gần hoặc nằm dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, gần khu họp chợ; bên cạnh đó tình trạng phụ huynh đưa, đón con đến trường cũng vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (như dừng đỗ xe lấn chiếm cả lòng đường, lề đường đứng chờ con, chen lấn nhau di chuyển không tuân theo quy tắc giao thông)… những vi phạm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến các vụ tai nạn giao thông, gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông và cho chính bản thân các em học sinh. Nhiều điểm đen, điểm tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông khu vực trường học được xác định nhưng chưa được khắc phục kịp thời. (7) Việc xử lý vi phạm khi phát hiện hành vi vi phạm với học sinh còn gặp khó khăn, do công tác phối hợp giữa lực lượng chức năng với nhà trường (chưa có các quy định rõ ràng về đầu mối tiếp nhận thông tin vi phạm TTATGT của học sinh đối với nhà trường, quy trình xử lý trong nhà trường, chuyển thông tin cho gia đình cùng giáo dục, trách nhiệm của gia đình...). (8) Một số địa phương buông lỏng quản lý hoạt động vận chuyển, đưa đón học sinh dẫn tới các vụ TNGT liên quan tới dịch vụ đưa đón học sinh (như vụ TNGT tại Đồng Nai tháng 2/2023 một xe đưa đón học sinh trong khi lùi xe làm 1 học sinh lớp 3 tử vong). (9) Mặt trái của internet và các trang mạng xã hội đã tác động tiêu cực đến nhận thức, hành vi của giới trẻ hiện nay, trong khi đó nhiều người trưởng thành, thậm chí người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trong xã hội có những hành vi không chuẩn mực, quay clip đua xe, bốc đầu, đánh võng đăng tải lên mạng xã hội nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng rất không tốt đến giới trẻ. V. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ THỜI GIAN TỚI 1. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới”; Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 21/9/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới”; đồng thời tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo đảm TTATGT. 2. Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện cho các lực lượng chuyên trách bảo đảm TTATGT. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, giám sát, điều hành giao thông, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, điều tra TNGT…; huy động, sử dụng linh hoạt các nguồn lực để tăng cường năng lực cho các lực lượng bảo đảm TTATGT. 3. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý đối với các trường hợp học sinh vi phạm điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ điều kiện, chưa có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, chạy quá tốc độ, chở quá số người quy định, lạng lách, đánh võng, bốc đầu xe, đi xe dàn hàng ngang, đua xe trái phép; xử lý nghiêm các trường hợp giao xe cho học sinh điều khiển không đúng quy định…; đối với các hành vi cố ý, vi phạm có tổ chức, tái phạm nhiều lần phải xem xét, xử lý nghiêm để răn đe, phòng ngừa chung. Từng địa phương, căn cứ tình hình thực tiễn, hằng năm phải có kế hoạch cụ thể để kiểm soát chuyên đề này. 4. Tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông, đa dạng hóa các biện pháp tuyên tuyền, lưu ý tuyên truyền cá biệt, ứng dụng mạng xã hội để các em học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện; tập trung trang bị cho học sinh các kỹ năng điều khiển phương tiện, kỹ năng khi đi trên phương tiện thủy và khi đi qua đường ngang giao nhau với đường sắt, kỹ năng xử lý tình huống; tuyên truyền về những vụ việc học sinh vi phạm TTATGT và thường xuyên cung cấp thông tin về các vụ tai nạn giao thông điển hình để giáo viên và học sinh nhận thức sâu sắc về trách nhiệm bản thân đối với gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phòng tránh tai nạn giao thông. Phát động và xây dựng phong trào quần chúng nhân dân tích cực tham gia bảo đảm TTATGT, vận động từng gia đình chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, không giao xe cho học sinh khi chưa đủ điều kiện điều khiển (chưa đủ tuổi, chưa có Giấy phép lái xe theo quy định)... 5. UBND các địa phương phải có giải pháp cụ thể và tổ chức thực hiện hiệu quả để đảm bảo tuyệt đối an toàn trường học, nhất là an toàn giao thông khu vực cổng trường. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, nhà trường, lớp học, từng giáo viên trong bảo đảm TTATGT đối với học sinh; đưa nội dung bảo đảm TTATGT đối với học sinh là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hằng năm đối với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các cơ sở giáo dục, cán bộ, nhân viên, giáo viên và đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh trong từng học kỳ và năm học. 6. Tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng chức năng - nhà trường - gia đình trong việc quản lý và giáo dục học sinh nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật về TTATGT, trong đó chú trọng công tác trao đổi thông tin về vi phạm TTATGT của học sinh giữa lực lượng chức năng tới nhà trường và từ nhà trường tới gia đình để cùng quản lý và giáo dục về an toàn giao thông. 7. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chương trình phối hợp số 11/CTrPH-BCA-BGDĐT ngày 19/10/2022 giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục & Đào tạo về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2022 - 2025./.
Hn trực tuyến.jpgđiểm cầu tại huyện.jpg

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289