Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Xuân Du - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

Triển khai rà soát lao động trên địa bàn xã

Đăng lúc: 00:00:00 06/12/2023 (GMT+7)
100%
Print

Chiều ngày 3 tháng 12 năm 2023 UBND xã Xuân Du triển khai kế hoạch điều tra lao động, việc làm

KẾ HOẠCH Thực hiện thu thập, cập nhật, chỉnh sửa và khai thác thông tin cơ sở dữ liệu về người lao động trên địa bàn xã Xuân Du, giai đoạn 2023-2025 Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Căn cứ Thông tư số 11/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Công văn số 222/LĐTBXH-VL ngày 31/01/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện Tiểu dự án "Hỗ trợ việc làm bền vững" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023-2025 về quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và triển khai Đề án 06/CP của Chính phủ; Kế hoạch số 284/KH-UBND ngày 02/10/2023 của UBND huyện Như Thanh về thực hiện thu thập, cập nhật, chỉnh sửa và khai thác thông tin cơ sở dữ liệu về người lao động trên địa bàn huyện Như Thanh, giai đoạn 2023-2025; UBND xã Xuân Du ban hành Kế hoạch thực hiện thu thập, cập nhật, chỉnh sửa và khai thác thông tin cơ sở dữ liệu về người lao động trên địa bàn xã giai đoạn 2023-2025, với các nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích a) Thu thập các thông tin cơ bản về thực trạng lao động, việc làm (trình độ, kỹ năng lao động, tình trạng việc làm), quan hệ lao động, tình hình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. b) Việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, tổng hợp thông tin về người lao động trên địa bàn xã làm cơ sở quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác trên địa bàn xã và thiết lập sổ lao động điện tử cho người lao động, hoạch định các chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm, đào tạo nghề; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. c) Tổng hợp, đồng bộ, hình thành cơ sở dữ liệu về người lao động để xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động trong phạm vi cả xã. 2. Yêu cầu a) Việc ghi chép thông tin lao động phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, đúng sự thật, không điền thông tin sai lệch hoặc không đảm bảo độ chính xác. b) Thông tin thu thập được xác định đúng và thống kê đầy đủ, kịp thời số người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên đang cư trú trên địa bàn và biến động về lao động, tình trạng việc làm, thất nghiệp trong các hộ gia đình. c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý số liệu. Thông tin, dữ liệu thị trường lao động được quản lý, lưu trữ, bảo mật theo các quy định của pháp luật. d) Cá nhân, người lao động có trách nhiệm cung cấp trung thực, đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định của pháp luật. đ) Các ngành, các cấp chính quyền tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm kinh phí và nguồn lực II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Đối tượng và phạm vi thu thập a) Đối tượng: Người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên đang cư trú trên địa bàn. b) Phạm vi: Trên địa bàn toàn xã. 2. Nội dung thu thập 2.1. Thông tin cơ bản về người lao động a) Thông tin cơ bản về nhân khẩu học: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/số định danh cá nhân; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nơi ở hiện tại; đối tượng ưu tiên (người khuyết tật, thuộc hộ nghèo, thuộc hộ cận nghèo, thuộc hộ thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân người có công với cách mạng; dân tộc thiểu số); b) Trình độ giáo dục phổ thông cao nhất đã tốt nghiệp/đạt được; trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được; c) Tình trạng tham gia hoạt động kinh tế: Có việc làm, thất nghiệp, không tham gia hoạt động kinh tế; d) Quan hệ lao động, tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. 2.2. Nội dung thông tin được xác lập từ các nguồn sau a) Thông tin đăng ký lao động của người lao động thông qua ứng dụng điện tử đăng ký việc làm hoặc ứng dụng khác có liên quan; b) Thông tin về người lao động được số hóa, chuẩn hóa từ nghiệp vụ thu thập, cập nhật thông tin về người lao động; c) Thông tin được kết nối, chia sẻ, đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác. 2.3. Nội dung thông tin được cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau a) Kết quả của quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, nghiệp vụ liên quan đến quản lý lao động; b) Đề xuất sửa đổi, bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thay đổi hoặc phát hiện các thông tin trong cơ sở dữ liệu về người lao động chưa đầy đủ, chưa chính xác; c) Từ các cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi thay đổi. 3. Thu thập, cập nhật thông tin a) Thu thập thông tin thực hiện theo (Mẫu số 03) - Phiếu thông tin về người lao động, ban hành kèm theo Thông tư số 11/2022/TT-BLĐTBXH (Mẫu số 03). b) Nhập, cập nhật thông tin về người lao động trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo yêu cầu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh. 4. Phương pháp thực hiện a) Tổ công tác thu thập thông tin về người lao động chỉ đạo cán bộ chuyên trách về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các thành viên trong tổ tiến hành thu thập thông tin theo Mẫu số 03 và chuyển cho Công an cấp xã thực hiện triển khai nhập vào phần mềm trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. b) Công an cấp xã chủ trì, phối hợp với cán bộ chuyên trách về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp cập nhật dữ liệu vào phần mềm trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Công an). Trong quá trình thu thập, nhập thông tin, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công trách nhiệm cụ thể các thành viên trong Tổ công tác thu thập thông tin về người lao động cấp xã, lưu giữ hồ sơ đầy đủ, gắn chỉ tiêu, thời gian hoàn thành. c) Công chức phụ trách lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội xã thường xuyên cung cấp các thông tin thay đổi hoặc bổ sung các công dân chưa có thông tin cho Công an xã cập nhật vào phần mềm trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đảm bảo kịp thời, chính xác. d) Công an xã quản lý thông tin nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cung cấp các thống kê, báo cáo tình hình biến động của người lao động cho đơn vị chuyên trách cùng cấp phục vụ công tác quản lý khi có yêu cầu. 5. Sản phẩm thu thập a) Phiếu thu thập thông tin về người lao động theo (Mẫu số 03) nêu trên. b) Dữ liệu kết quả thu thập thông tin được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác. c) Các thống kê, báo cáo tình hình biến động của người lao động trên địa bàn xã nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về lao động. III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1. Năm 2023: Thu thập, cập nhật thông tin ban đầu về người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên đang cư trú trên địa bàn xã để tạo lập cơ sở dữ liệu về người lao động gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác. 2. Năm 2024, năm 2025: Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin cơ sở dữ liệu về người lao động gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác. 3. Thời gian thực hiện: Thường xuyên 4. Cán bộ phụ trách: Giao công chức lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội; Công an xã phụ trách chỉ đạo về chuyên môn. IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN Kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Tiểu dự án 3 “Hỗ trợ việc làm bền vững”, trong Dự án 4 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được cấp có thẩm quyền phân bổ hằng năm; các nguồn kinh phí lồng ghép thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch có liên quan và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có). V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giao công chức lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức in phiếu, thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về người lao động cư trú trên địa bàn quản lý; xử lý các vấn đề phát sinh; b) Thành lập Tổ công tác thu thập thông tin về người lao động cư trú trên địa bàn quản lý, thành phần gồm các thành viên của Tổ công tác Đề án 06, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ cấp xã và cán bộ chuyên trách về lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội cấp xã làm nòng cốt. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công trách nhiệm cụ thể các thành viên trong Tổ công tác thu thập thông tin về người lao động, gắn chỉ tiêu, thời gian hoàn thành; lưu trữ, bảo quản hồ sơ và Phiếu thông tin người lao động (Mẫu số 03); c) Tổ công tác thu thập thông tin về người lao động tiến hành thu thập thông tin theo yêu cầu tại ( Mẫu số 03) nêu trên; d) Thiết lập cơ chế đối soát thông tin trên (Mẫu số 03) đảm bảo thông tin được đầy đủ, chính xác và có xác nhận việc đối soát của Tổ công tác thu thập thông tin cấp xã; đ) Sau khi hoàn thành việc thu thập thông tin về người lao động theo (Mẫu số 03) thì Tổ công tác thu thập thông tin về người lao động tiến hành lập danh sách và chuyển cho Công an xã. Công an xã có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cán bộ chuyên trách về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện cập nhật thông tin người lao động trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; việc chuyển dữ liệu phải được xác nhận giữa Tổ công tác và Công an cấp xã; e) Tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý, khai thác sử dụng dữ liệu về lao động khi có yêu cầu. g) Chủ trì, phối hợp với các bộ phận chuyên môn có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Ủy ban nhân dân xã, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. h) Tổng hợp nhu cầu và xây dựng phương án phân bổ vốn thực hiện theo đề xuất của các địa phương, đơn vị được phân công chủ trì triển khai thực hiện tiểu dự án gửi phòng Tài chính – kế hoạch trình UBND xã theo quy định. j) Hướng dẫn Tổ công tác thực hiện việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về người lao động cư trú trên địa bàn quản lý; k Chủ trì, phối hợp với bộ phận tài chính hướng dẫn các thôn và đơn vị liên quan về kinh phí triển khai thực hiện (sau khi có hướng dẫn định mức chi thu thập thông tin về người lao động của Bộ Tài chính và của Sở Lao động TB&XH tỉnh Thanh Hóa); l) Thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về người lao động tại địa phương. 2. Trưởng công an xã. a) Phối hợp với công chức lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về người lao động trên địa bàn xã; b) Chỉ đạo Công an xã triển khai nhập, cập nhật thông tin về người lao động trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo kịp thời, chính xác; d) Thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin về người lao động tại địa phương 3. Công chức tài chính – Kế toán. Phối hợp với Giao công chức phụ trách lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí triển khai Kế hoạch thực hiện thu thập, cập nhật, chỉnh sửa và khai thác thông tin cơ sở dữ liệu về người lao động trên địa bàn xã theo quy định. 4. Công chức văm hóa xã hội. Chủ trì, phối hợp với công chức lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương và đơn vị có liên quan thực hiện Kế hoạch đáp ứng yêu cầu của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn xã. Trên đây là Kế hoạch thực hiện thu thập, cập nhật, chỉnh sửa và khai thác thông tin cơ sở dữ liệu về người lao động trên địa bàn xã giai đoạn 2023-2025. Trong quá trình thực hiện các ban ngành có liên quan, tổ công tác nếu có khó khăn, vướng mắc liên quan đến thu thập thông tin về người lao động theo (Mẫu số 03) thì phản ánh về UBND xã; liên quan đến cập nhật thông tin người lao động lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phản ánh về Công an xã để hướng dẫn, tổng hợp báo cáo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an huyện, Uỷ ban nhân dân huyện xem xét giải quyết theo quy định./.

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289